Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Điều trị và phòng bệnh - Thoái hóa khớp gối

Điều trị và phòng bệnh  - Thoái hóa khớp gối



1. Điều trị

Điều trị không dùng thuốc VLTL – PHCN
Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng:
  • ·        Làm giảm triệu chứng đau.
  • ·        Duy trì chức năng của các khớp.
  • ·        Hạn chế hay làm chậm quá trình hủy khớp.
  • ·        Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Các phương pháp và kĩ thuật phục hồi chức năng
  • Vật lý trị liệu
  • ·        Xoa bóp và tập vận động khớp gối:

      giúp cho khớp gối thư giãn làm cho các mạch máu được giãn nở tốt, giúp cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn;
  • ·        Châm cứu: 

        Châm tả hoặc cứu tảcác huyệt tại chỗ như: độc tỵ, hạc đỉnh, âm lăng tuyền…, châm bổ các huyệt can du, thận du, dương lăng tuyền, huyết hải… Châm ngày 1 lần, một liệu trình từ 10 -20 lần châm;
  • ·        Điện phân 

        (dùng dòng điện một chiều đều), tác dụng tốt cho giảm đau và tăng nuôi dưỡng khớp, tránh teo cơ;
  • ·        Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng sâu, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau;
  • ·        Dòng  xung điện 

      có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảmđau, tăng cườngchuyển  hóa, làm  tăng cường dẫn truyền thần kinh;
  • ·        Siêu âm 

        làm mềm tổ chức sơ sẹo sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng tái tạo tổc hức.

  • Vận động trị liệu

·        Vận động chủ động có trợ giúp cho khớp đau để duy trì tầm độ khớp, tập mạnh cơ và chống co rút cơ quanh khớp với nguyên tắc không gây tăng áp lực cho khớp đã và đang bị đau.
·        Đạp xe: là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ lớn ở chân với mức độ tải trên khớp thấp. Các dữ liệu cho thấy đây là hình thức tập luyện phù hợp nhất giúp tăng sức mạnh cơ duy trì vận động khớp trong thoái hóa khớp gối, hông. Tuy nhiên vị trí của yên xe nên được điều chỉnh sao cho khi duỗi gối hết mức, gối gập góc từ 0 – 15 độ.
·        Đi bộ: An toàn cho hầu hết bệnh nhân, dễ thực hiện, không tổn chi phí, cải thiện sức khỏe, giảm đau và chống trầm cảm. Nhưng không phù hợp với thoái hóa khớp nặng ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân.
·        Bơi lội sẽ rất tốt cho khớp thoái hóa vì ít áp lực lên các khớp, duy trì độ mềm dẻo của cơ quanh khớp, giảm sưng đau khớp.
  • ·        Bảo vệ khớp

      Giảm tải trọng trên khớp bằng các loại đai, nẹp, gậy, nạng hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện tư thế tốt trong sinh hoạt và lao động.


Điều trị thuốc Y học cổ truyền |YHCT|
·        Do phong hàn thấp:
+ Pháp điều trị: Khu phong thán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc;
+ Bài thuốc: Khương hoạt thắng thấp thang, Độc hoạt ký sinh thang;
·        Do can thận hư:
+ Pháp điều trị: Bổ can thận, thông kinh hoạt lạc;
+ Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang gia giảm
·        Do khí trệ huyết ứ:
+ Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết;
+ Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm

Điều trị thuốc Y học hiện đại |YHHĐ|
·        Thuốc giảm đau: Paracetamol: 1g -2g/ ngày. Paracetamol phối hợp với Tramadol 1g-2g/ngày;
·        Thuốc chống viêm không steroid: (NSAIDs): Etoricoxia 30mg -60 mg/ngày, Celecoxib 200mg/ngày, Meloxicam 7,5-15mg/ngày;
·        Thuốc bôi ngoài da: bôi tại khớp đau 2-3 lần/ ngày. Các loại gel như: Voltaren Emugel.. có tác dụng giảm đau đáng kể và rất ít tác dụng phụ;
·        Đường tiêm nội khớp:
+ Hydrocortison acetat: Mỗi đợt 2-3 mũi tiêm cách nhau 5-7 ngày, không vượt quá 4 mũi tiêm mỗi đợt;
+ Các chế phẩm chậm: Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate tiêm mỗi mũi cách nhau 6-8 tuần;
Không tiêm quá 3 đợt 1 năm vì thuốc gây tổn thương sụn khớp nếu dùng quá liều;
+ Acid hyaluronic (AH) dưới dạng hyaluronate: 1 ống/1 tuần x 5 tuần.
·        Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (DMARDs):
+ Glucosamine sulfate: 1,5g/ngày;
+ Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate: 30ml uống mỗi ngày;
+ Thuốc ức chế Interleukin 1: Diacerein 50mg x 2 viên/ngày.
Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Được chỉ định ở các thể nặng tiến triển, có giảm nhiều chức năng vận động. Thường được áp dụng ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.

2.PHÒNG BỆNH 
·        Chống béo phì: giúp cho khớp gối không phải chịu áp lực quá nặng, vì béo phì tạo điều kiện xuất hiện và gia tăng thoái hoá khớp gối;
·        Có chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý, bảo vệ khớp tránh quá tải, trước khi tập luyện nên khởi động cơ thể từ từ tăng dần, tránh các động tác tập luyện mạnh, đột ngột. Các động tác có lợi cho khớp gối là đạp xe, bơi, tập dưỡng sinh. Mang đai hỗ trợ khớp gối khi đau nhiều, biến dạng khớp hoặc khi tập luyện thể thao nặng như đá bóng, đánh tenis…;
·        Nên thay đổi tư thế khi phải làm việc trong tư thế đứng lâu hoặc ngồi lâu;
·        Phòng chống loãng xương, đặc biệt ở phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh vì các thoái hoá khớp thường đi kèm với loãng xương; loãng xương làm gia tăng thoái hoá khớp;

·        Phát hiện điều trị chỉnh hình sớm các dị tật khớp (lệch trục khớp, khớp gối vẹo trong, vẹo ngoài..).



 ------------- Giới thiệu --------------

Phòng khám Y học cổ truyền Đông Nam Đường
  • Chuyên điều trị bệnh lý Cơ – Xương – Khớp

  • Thoát vị đĩa đệm – Thoái hóa cột sống
  • Đau đầu – đau lưng – đau vai cổ gáy

  • Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt do tai biến mạch máu não , chấn thương sọ não.

Liên hệ : 0968.415.629 hoặc 0898-59-81-59

-------------------- Dịch vụ -----------------------

 - KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ tại phòng khám ( từ 16h – 19h )

 - Châm cứu bấm huyệt tại nhà bệnh nhân ( 8h – 21h ) 

- Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu cho bệnh nhân tại nhà ( 8h – 21h )




Tag : Thoát vị đĩa đệm , thoat vi dia dem , đau đầu , dau dau , đau lưng , dau lung , đau vai gáy , dau vai gay , đau thần kinh tọa , dau than kinh toa , mất ngủ , mat ngu , châm cứu bấm huyệt tại nhà , cham cuu bam huyet tai nha , thoái hóa cột sống , thoai hoa cot song , thoái hóa khớp gối , thoai hoa khop goi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét